CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐỂ BĂNG KEO CHỐNG THẤM, CHỐNG DỘT MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO NHẤT

Đâu là các yếu tố quan trọng để băng keo chống thấm mang lại hiệu quả cao nhất? Những lưu ý khi sử dụng băng keo chống thấm là gì?

1. Ngoại lực

2. Nhiệt độ

3. Thời gian giãn nở

4. Bề mặt dán

5. Độ dày lớp keo

Băng keo chống thấm đã đang trở nên phổ biến trong cuộc sống của chúng ta ngày nay, từ các ứng dụng gia đình cho tới các công trình xây dựng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu và sử dụng chúng đúng cách. Hầu hết mọi người nghĩ rằng băng keo chống thấm có độ dính cao là nhờ vào phản ứng hóa học của lớp keo nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy.  Độ bám dính này được tạo ra bởi sự tác động vật lý của hai yếu tố chính: sự bám dính và khả năng gắn kết bám dính.

Sự bám dính nói nôm na là độ dính của lớp keo lên bề mặt. Độ bám dính này sẽ quyết định mức độ đàn hồi cũng như khả năng giãn nở vừa đủ để bám vào bề mặt.

Khả năng gắn kết bám dính có thể hiểu là mức độ duy trì được độ bám dính, tạo được sự cân bằng cho độ đàn hồi giúp đảm bảo lớp keo không dễ dàng bị bong tróc dưới tác động của môi trường.

Khả năng gắn kết bám dính của lớp keo phụ thuộc rất nhiều vào thao tác, cách dán của người sử dụng cũng như điều kiện môi trường, bề mặt khi dán.

1. Ngoại lực

Băng keo chống thấm thông thường sẽ cần người sử dụng tác động ngoại lực để giúp lớp keo tạo ra sự bám dính và khả năng gắn kết bám dính. Bằng việc tác động ngoại lực lên băng keo, bạn sẽ giúp các phần tử keo được chảy đều vào các khe hở, lỗ hổng, mọt trên bề mặt từ đó giúp lớp keo tạo ra độ dính căn bản. Cách tác dụng lực tốt nhất là dùng gậy J-roller, chổi cao su, hoặc vật dụng có mặt phẳng tương tự để tạo ra ngoại lực.

Ngoại lực được tạo ra từ các vật dụng có mặt phẳng sẽ giúp lớp keo kích hoạt độ giãn nở, bám dính đàn hồi của mình lên bất kì ngóc ngách nào của bề mặt cần dán.

2. Nhiệt độ

Một yếu tố hết sức quan trọng khác là nhiệt độ của môi trường. Nếu nhiệt độ ngoài trời, hay bề mặt quá lạnh, lớp keo sẽ bị co và khó giãn nở bám dính trên bề mặt. Đặc biệt là khi dán trên bề mặt thẳng đứng dưới nhiệt độ lạnh, nếu bạn không tác dụng lực ép băng keo thì lớp keo sẽ rất khó dính – thậm chí trọng lực trái đất cũng có thể làm băng keo bong ra.

Cách tốt nhất để xử lý tình trạng này là bạn cần sấy ẤM bề mặt cần dán và sấy ấm cả bề mặt băng keo sau khi dán. Đồng thời tiến hành tác dụng lực ép lên bề mặt băng keo để lớp keo có thể giãn nở bám đều bề mặt cần dán.

Tuy nhiên bạn nên lưu ý rằng nhiệt độ QUÁ NÓNG, lớp keo có thể bị giãn nở quá mức gây giảm hiệu quả bám dính. Ví dụ khi dán trên bề mặt tôn nóng, đôi khi bạn sẽ thấy tình trạng băng keo bị trượt khi dán, hay khi chúng ta giẫm lên. Đặc biệt tia UV từ mặt trời có thể làm hỏng khả năng bám dính của lớp keo. Do vậy việc băng keo có 2 hay 3 lớp bảo vệ phủ trên lớp keo sẽ giúp giảm tình trạng này đáng kể.

ah_120_cau_tao_luoi_nhom_kim_cuong_2.jpg

3. Thời gian giãn nở

Sau khi hoàn thành quá trình dán băng keo, bạn cần cho phép một khoảng thời gian nhất định để lớp keo có thể giãn nở và bám vào bề mặt. Thời gian chờ giãn nở của mỗi loại băng keo khác nhau tùy vào loại băng keo bạn sử dụng. Khả năng bám dính của mỗi loại băng keo cũng khác nhau tùy thuộc vào khả năng đàn hồi của hóa chất tạo nên lớp keo.

4. Bề mặt dán

Bề mặt dán có thể nói quan trọng không kém chất lượng của lớp keo, băng keo. Khi tiến hành dán băng keo, điều kiện tiên quyết là hãy đảm bảo bề mặt thật sạch, khô và phẳng. Bề mặt càng sạch, khô và phẳng thì độ hiệu quả của băng keo sẽ càng cao.

Với các trường hợp dán trên bề mặt ghồ ghề, gợn sóng…bạn cần đảm bảo băng keo được ép sát nhất có thể lên bề mặt. Tránh tình trạng hở hay gấp nếp băng keo sẽ dẫn tới hiện tượng giãn nở và bong tróc sau này.

Với các bề mặt ẩm ướt, có hóa chất bám phải, bạn cần vệ sinh và đảm bảo một bề mặt thật khô để băng keo phát huy được tối đa hiệu suất của nó.

Với các bề mặt có vết nứt gãy quá lớn, bạn nên trám vết nứt này bằng keo silicon chống dột hay các loại bột chà ron chống thấm trước khi thực hiện việc dán băng keo.

5. Độ dày lớp keo

Độ dày của lớp keo cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng đảm bảo được độ dính, độ an toàn cho băng keo. Thông thường lượng keo sẽ mất đi một phần do quá trình giãn nở bám dính vào bề mặt, do vậy độ dày tiêu chuẩn đủ an toàn nên từ 1.2mm trở lên. 

Các sản phẩm băng keo chống thấm trên thị trường có các độ dày phổ biến là 0.8mm, 1mm, 1.2mm, 1.5mm. Tuy nhiên khi đo thực tế thì nhiều loại băng keo không đạt đúng độ dày công bố của lớp keo. Do vậy khi quyết định lựa chọn một loại băng keo chống thấm, bạn nên kiểm tra kĩ độ dày thực tế của sản phẩm với đơn vị cung cấp sản phẩm để đảm bảo chất lượng khi sử dụng.

Hiện tại Ahamart phân phối dòng băng keo chống thấm AH-120 với lớp keo Butyl IIR-1675 được sản xuất tại Nga siêu dính có độ dày 1.2mm cùng lớp nhôm kim cương sợi fiber với 5 kích thước 5cm x 10m, 10cm x 10m, 5cm x 5m, 10cm x 5m, 20cm x 5m là một sản phẩm có chất lượng ổn định đáng cân nhắc. Bạn có thể dùng thử sản phẩm trước khi đặt hàng.

Xem thêm thông tin về Băng keo chống thấm keo Butyl Nga siêu dính AH-120

 

VIDEO SO SÁNH ĐỘ DÍNH CỦA BĂNG KEO CHỐNG THẤM BUTYL AH-120 VÀ BĂNG KEO GỐC BITUMEN

 

 

VIDEO KIỂM TRA NHANH KHẢ NĂNG BÁM DÍNH CỦA BĂNG KEO AH-120

Hi vọng bài này đã đem lại cho bạn những kiến thức nhất định để chọn lựa được sản phẩm phù hợp với mình. Nếu bạn có thắc mắc, hãy liện hệ trực tiếp chúng tôi qua số điện thoại 0909 36 45 33 | 0982 06 88 10 để được hỗ trợ thêm.